Con đường lây truyền chủ yếu của viêm gan B
Viêm gan B là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, người mắc bệnh nếu không điều trị kịp thời rất có thể khiến cho bệnh biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm hơn như gan xơ cứng, ung thư gan… gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Viêm gan B lây truyền qua 3 đường |
Tham khảo bài viết: Người bệnh viêm gan B có thể kết hôn và sinh con không
Bệnh viêm gan B có ba con đường lây truyền chính:
1/ Đường máu
Virus viêm gan B (HBV) có trong máu của người bệnh vì thế mọi hoạt động liên quan đến con đường này đều là nguyên nhân bị viêm gan B
Bệnh viêm gan B có thể lây truyền do truyền máu người nhiễm bệnh |
- Trong quá trình truyền và nhận máu, nếu không kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe của người cho máu, bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu người truyền máu đã nhiễm virus.
- Bạn có thể bị nhiễm virus viêm gan B nếu như sử dụng chung kim tiêm, dao cạo râu, dụng cụ xăm, xỏ lỗ tai… vì nếu trong quá trình sử dụng các dụng cụ trên có dính máu người bệnh, nếu bạn có vết thương hở chúng sẽ theo đó xâm nhập vào cơ thể bạn.
- Các dụng cụ y tế sử dụng chung cho nhiều người nếu không được tiệt trùng kỹ, nếu sử dụng lại cũng rất dễ mang virus của người bệnh đã sử dụng trước đó để truyền qua những người sau.
2/ Đường quan hệ tình dục
Lây truyền viêm gan B qua đường tình dục |
- Virus HBV không chỉ có trong máu, chúng cũng có mặt ở trong dịch sinh dục của người bệnh vì thế nếu bạn quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn, quan hệ với nhiều người.
- Nhiều người nghĩ quan hệ bằng miệng sẽ không bị lây nhiễm bệnh, tuy nhiên nếu niêm mạc miệng bị tổn thương, có vết thương hở thì việc quan hệ tình dục bằng miệng cũng có khả năng lây truyền virus rất cao.
3/ Đường từ mẹ sang con
Nếu người mẹ bị nhiễm bệnh viêm gan B, trong quá trình mang thai không tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho con đầy đủ thì virus viêm gan B có thể sẽ lây nhiễm qua cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ hoặc trong lúc sinh máu mẹ truyền qua dây rốn và đi vào cơ thể trẻ.
Lây nhiễm virus viêm gan từ mẹ sang con |
Do vậy, nếu người mẹ muốn sinh con thì cần kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm các hạng mục viêm gan B để có kế hoạch tiêm phòng vaccine để làm giảm khả năng lây truyền sang con.
Muốn phòng bệnh viêm gan B chúng ta cần làm những gì
- Đối với những người chưa nhiễm bệnh, chúng ta nên tiêm phòng vaccine viêm gan B và lưu ý những con đường truyền nhiễm viêm gan B. Không sử dụng chung kim tiêm, dụng cụ liên quan đến máu, luôn quan hệ tình dục an toàn và sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su để tự bảo vệ mình.
- Với những ai đã mang virus HBV nhưng virus chưa hoạt động, cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, có lối sống lành mạnh không hút thuốc, uống rượu, quan hệ tình dục bừa bãi… để ngăn chặn sự phát triển của virus.
- Đối với trẻ sơ sinh, ngoài việc người mẹ phải tiêm vaccine vào 3 tháng cuối của thai kỳ, trong vòng 24 giờ sau khi sinh tiêm 1 mũi vaccine GLO, trẻ còn phải tiêm nhắc lại theo nguyên tắc 0-1-6 để đủ 3 mũi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét